Tiểu không hết là bị bệnh gì nguy hiểm không?

Ngày đăng : 17-12-2022 | Lượt xem : 263

Cảm giác đi tiểu không hết, tiểu lắt nhắt không chỉ gây khó chịu, bất tiện mà còn là cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm. Vậy nguyên nhân của tình trạng tiểu không hết là gì? Làm sao để khắc phục hiệu quả, tránh nguy hại cho sức khỏe? Đừng bỏ qua những thông tin hữu ích được chia sẻ trong bài viết bên dưới.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

TẠI SAO ĐI TIỂU KHÔNG HẾT? 

Tiểu không hết là tình trạng đi tiểu lắt nhắt, nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ra ít, hoặc nhỏ giọt. Người bệnh còn cảm thấy khó chịu hoặc đau vùng bụng dưới; vừa đi tiểu xong đã lại buồn tiểu, cảm giác đái không hết bãi; cảm giác nước tiểu không ra hết, vẫn đọng ở dưới nhưng khó tiểu,…

Theo các bác sĩ chuyên khoa tiểu không hết là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải một số bệnh lý dưới đây.

Hẹp niệu đạo

– Niệu đạo là bộ phận có chức năng tống khứ nước tiểu ra ngoài. Hẹp niệu đạo tức là ống niệu đạo bị thu hẹp sẽ khiến dòng chảy nước tiểu bị gián đoạn. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người gặp phải tình trạng tiểu không hết nước, tiểu khó, buồn tiểu nhưng tiểu không ra, dòng chảy nước tiểu nhỏ.

– Hẹp niệu đạo có thể là do viêm nhiễm, do chấn thương dương vật, hoặc hệ quả của phẫu thuật tăng sản tuyến tiền liệt,… Cảm giác tiểu són đi tiểu không hết ở nam giới do hẹp niệu đạo nhiều hơn ở nữ bởi niệu đạo của nam giới có cấu trúc dài hơn nên dễ bị tổn thương và viêm nhiễm.

Các bệnh về bàng quang

Bàng quang chính là cơ quan chứa đựng nước tiểu hình thành từ thận thải xuống. Nếu bàng quang bị tổn thương thì sẽ ảnh hưởng tới dòng nước tiểu, nhiều trường hợp nước tiểu đọng lại mà không được thải ra hết dẫn đến tình trạng đi tiểu nhưng không hết nước tiểu. Các bệnh hay gặp là:

– Viêm bàng quang: vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm khuẩn bàng quang.

– Sa bàng quang: thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh đẻ. Sa bàng quang là phần dưới của bàng quang tụt qua lỗ cơ quan sinh dục ngoài, đẩy thành trước của âm đạo ra ngoài âm hộ.

– Sỏi và các dị vật: Sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản,… làm cản trở dòng nước tiểu xuống niệu quản, bàng quang và gây tiểu không hết, tiểu ngắt quãng, tiểu đêm nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt…

Khối u hoặc Ung thư bàng quang.

Hội chứng bàng quang thần kinh, bàng quang kích thích: các cơ kiểm soát quá trình đi tiểu bị suy yếu làm cho bàng quang co bóp thất thường, co bóp quá mức hoặc không đúng lúc.

Hiện tượng đi tiểu không hết do các bệnh về bàng quang có thể kèm theo các triệu chứng khác như buồn tiểu liên tục, đau vùng bụng dưới, tiểu ra máu, tiểu buốt tiểu không hết,…

Bệnh tuyến tiền liệt 

Cảm giác đi tiểu không hết ở nam giới, nước tiểu còn sót lại và đi tiểu thường xuyên thường xảy ra tương đối sớm khi bạn gặp các vấn đề về tuyến tiền liệt. Các bệnh về tuyến tiền liệt xảy ra ở nam giới ở mọi lứa tuổi như viêm tuyến tiền liệt thường gặp ở người trẻ tuổi, u xơ tiền liệt tuyến thường gặp ở người trung niên trở lên.

Hẹp bao quy đầu

Với các trường hợp đi tiểu nhiều lần, tiểu không hết ở nam giới diễn ra trong thời gian dài có thể là do người bệnh mắc chứng hẹp bao quy đầu. Hẹp bao quy dầu khiến cho việc đi tiểu khó khăn, đi tiểu không hết , mỗi lần đi tiểu nước tiểu dễ bám vào các khe kẽ của bao quy đầu, lâu dần các chất cặn bã bám vào sẽ bị viêm nhiễm gây hiện tượng tiểu không hết.

Ngoài ra tiểu không hết còn có thể là do bệnh lây qua đường tình dục như bệnh lậu, chlamydia,…

Bạn bị đi tiểu không hết. Hãy nhấn vào bảng chat bên dưới để được chuyên gia tư vấn cụ thể. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

TIỂU KHÔNG HẾT NGUY HIỂM KHÔNG?

Tiểu không hết là dấu hiệu bạn không nên chủ quan. Tiểu không hết nếu không được quan tâm và chữa trị kịp thời sẽ để lại nhiều hiểm hoạ khôn lường đối với sức khoẻ như

Cản trở đời sống sinh hoạt: Cảm giác tiểu không hết, nước tiểu chảy lắt nhắt, sẽ khiến người bệnh không thể tập trung lao động, làm việc. Giấc ngủ vào buổi tối cũng không được suôn sẻ do tiểu liên tục nên người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống, đời sống sinh hoạt bị trì hoãn, gián đoạn.

Viêm nhiễm lan rộng: Hệ tiết niệu trong cơ thể nam và nữ giới có một mối liên quan mật thiết với nhau. Do đó, tiểu không hết do các bệnh lý viêm nhiễm bàng quang, sỏi thận, viêm nhiễm tiết niệu nếu không được quan tâm và ngăn chặn kịp thời sẽ khiến nhiễm trùng lan rộng các vùng, cơ quan lân cận như viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt,… 

Suy thận: Một trong những biến chứng nguy hiểm hàng đầu của viêm bàng quang, nhiễm trùng tiết niệu, chính là viêm đài bể thận dần chuyển sang suy thận. Suy thận mãn tính sẽ đe doạ trực tiếp đến tính mạng, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, xương yếu, thiếu máu, suy giảm ham muốn tình dục…

Ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản: Khi thận và bộ phận sinh dục bị tổn thương thì khả năng sinh hoạt tình dục sẽ bị rối loạn, kèm theo đó là biến chứng suy thận, hư thận,… sẽ làm cho khả năng vô sinh, hiếm muộn tăng cao.

Triệu chứng tiểu không hết cảnh báo rất nhiều bệnh lý và có thể có biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh lý của bệnh nhân. Vì thế bạn đừng chủ quan trước những triệu chứng này. Hãy tìm đến cơ sở y tế để tìm đúng nguyên nhân và điều trị hiệu quả để không bị ảnh hưởng đến cuộc sống nhé.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

CÁCH ĐIỀU TRỊ TÌNH TRẠNG ĐI TIỂU KHÔNG HẾT 

Khi có biểu hiện đi tiểu không hết bạn có thể đến Phòng khám đa khoa Lê Lợi. Tại đây, sau khi bác sĩ thăm khám làm các xét nghiệm cần thiết xác định rõ nguyên nhân gây tiểu không hết, mức độ nặng nhẹ, căn cứ vào đó sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả cho từng bệnh nhân.

– Có 2 cách điều trị tiểu không hết đó chính là việc điều trị nội khoa (bằng thuốc) và điều trị ngoại khoa (thực hiện thủ thuật).

– Thông thường việc điều trị bệnh bằng thuốc sẽ được áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ bao gồm thuốc diệt khuẩn/ nấm, kết hợp với thuốc tiêu viêm, giảm đau, sưng, ngứa, rát,… đảm bảo đẩy lùi bệnh hiệu quả.

⇒Lưu ý: Việc dùng thuốc ra sao bạn phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để được áp dụng đúng liều lượng tốt nhất.

Đối với thủ thuật ngoại khoa thì sẽ được ứng dụng trong trường hợp bệnh nặng hơn, khi việc dùng thuốc đã không còn tác dụng nữa. Bác sĩ sẽ xem xét và cho áp dụng một số phương pháp thích hợp như:

► Với những hiện tượng tiểu không hết do bệnh lý về đường tiết niệu, viêm niệu đạo, tuyến tiền liệt,… thì bác sĩ sẽ can thiệp bằng các thủ thuật như: áp lạnh, đốt điện, phẫu thuật nội soi, đốt laser, gắp sỏi,… giúp tiêu diệt mầm bệnh hiệu quả với độ hồi phục nhanh.

► Nếu hiện tượng khó tiểu do mắc các bệnh xã hội thì bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp như DHA, ALA – PDT, liệu pháp đông tây y kết hợp nhằm loại bỏ nguyên thể DNA của vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa tái phát.

Ngoài khám, chữa tiểu không hết bằng phương pháp hiện đại mang đến hiệu quả cao, an toàn Phòng khám đa khoa Lê Lợi còn được đông đảo người bệnh tín nhiệm lựa chọn bởi:

Đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

Hệ thống trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu, đảm bảo an toàn trong điều trị.

Phòng thủ thuật – tiểu phẫu đạt tiêu chuẩn y khoa quốc tế.

Quy trình điều trị được thiết kế khoa học, tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân.

Chi phí điều trị hợp lý được thông báo cụ thể và rõ ràng theo từng danh mục bệnh.

Phòng khám hoạt động từ 07:30 - 19:00 tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ, lễ tết.

Hy vọng với những thông tin cung cấp trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng tiểu không hết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào bạn hãy gọi đến Hotline: 0238 359 8888 hoặc nhấn vào khung chat hiển thị trên website để được chuyên gia tư vấn cụ thể, nhanh chóng. 

(*)Lưu ý: Hiệu quả điều trị tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.